Chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam hiện nay

Bài viết phân tích những hạn chế trong chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp, bao gồm việc giám sát không hiệu quả và thiếu tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng. Đặc biệt, bài viết nêu ra các vấn đề cần khắc phục trong việc thực hiện pháp luật và cung cấp kế hoạch cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước và bảo vệ quyền con người, qua đó góp phần vào cải cách tư pháp hiệu quả.

Continue reading

Bảo vệ quyền lợi của người con được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo pháp luật Việt Nam

Bài viết này giới thiệu về kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (HTSS) tại Việt Nam, nhấn mạnh những thách thức pháp lý và quyền lợi của trẻ sinh ra từ HTSS. Cần thiết lập một khung pháp lý hoàn chỉnh để bảo vệ quyền lợi trẻ em, đồng thời tuyên truyền và giáo dục về HTSS nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về quyền lợi và trách nhiệm của các bậc phụ huynh. Khám phá các giải pháp tương lai cho vấn đề này trong bài viết.

Continue reading

Bảo vệ quyền con người bằng quy định về các tội xâm phạm tình dục theo luật hình sự Việt Nam

Bài viết phân tích tình hình tội phạm xâm hại tình dục tại Việt Nam giai đoạn 2010-2019, chỉ ra nguyên nhân gây khó khăn trong xử lý vụ án và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện khung pháp lý và bảo vệ quyền lợi của nạn nhân, nhất là trẻ em. Số liệu cho thấy sự gia tăng đáng báo động về số vụ án và nạn nhân, đòi hỏi một sự thay đổi cần thiết trong các quy định pháp luật hiện hành.

Continue reading

Bảo đảm pháp lý về quyền bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay

Bài viết phân tích tình hình quyền bình đẳng giới tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nghiên cứu về sự thực thi pháp luật và các tồn tại hiện tại, đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền bình đẳng giới. Sự bình đẳng không chỉ là một nguyên tắc quyền con người mà còn là yếu tố cốt lõi cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tìm hiểu cách thức cải thiện nhận thức cộng đồng và nâng cao năng lực thực thi pháp luật trong việc thúc đẩy bình đẳng giới.

Continue reading

Ngoại lệ và nguyên tắc pháp quyền trong tình trạng khẩn cấp

Tình trạng khẩn cấp (“State of emergency”, “State of exception”, “State of alarm” hoặc “State of siege”) là khái niệm để chỉ trạng thái “ngoại lệ” của quốc gia, mà trong trạng thái đó, chính quyền (thông thường là cơ quan hành pháp) của quốc gia đó được cho phép thực hiện những biện pháp tác động đến xã hội mà không được áp dụng trong những điều kiện bình thường. Trong tình trạng khẩn cấp, yếu tố “ngoại lệ” được quan tâm. Dường như, trong tình trạng khẩn cấp, “ngoại lệ” đã phá vỡ nguyên tắc pháp quyền, và làm thế nào để thực hiện nguyên tắc pháp quyền trong tình trạng khẩn cấp. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích mối quan hệ giữa “ngoại lệ” và “nguyên tắc pháp quyền” trong tình trạng khẩn cấp để thấy rõ những yêu cầu cần thiết của pháp luật về tình trạng khẩn cấp hiện nay.

Continue reading

Vai trò của toà án trong bảo vệ quyền con người trong tình trạng khẩn cấp ở Việt Nam

Trong tình trạng khẩn cấp (TTKC), cơ quan lập pháp khó có điều kiện thuận lợi để ban hành những quyết định kịp thời để chống lại hành vi xâm phạm, tước bỏ quyền con người từ phía cơ quan hành pháp. Trong khi đó, cơ quan hành pháp luôn viện dẫn TTKC để hạn chế, tạm dừng quyền con người khiến cho quyền con người trong tình trạng này tiểm ẩn nhiều rủi ro bị xâm phạm, bị tước bỏ. Toà án với những ưu thế vốn có của hoạt động xét xử là chủ thể bảo vệ quyền con người phù hợp nhất trong TTKC. Chính vì thế, bài viết tập trung làm rõ cơ sở pháp lý bảo đảm Toà án bảo vệ quyền con người trong TTKC, những bất cập, hạn chế của pháp luật, thực tiễn thực thi pháp luật và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người, quyền công dân bởi Toà án trong TTKC tại Việt Nam.

Continue reading

Bảo vệ quyền riêng tư trong tình trạng khẩn cấp từ thực tiễn bối cảnh dịch Covid -19 ở Việt Nam

Tình trạng khẩn cấp là tình huống xảy ra khi thảm họa lớn do thiên nhiên, con người gây ra, khi dịch bệnh lây lan trên diện rộng vượt quá khả năng ứng phó của chính quyền, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tài sản của nhà nước và của tổ chức khác. Trong bối cảnh nguy hiểm của các dịch bệnh truyền nhiễm nói chung và đại dịch Covid-19 nói riêng, ưu tiên quyền sống còn của tất cả tầng lớp dân cư là nhiệm vụ cấp bách và tối thượng. Để đảm bảo được tính mạng và an toàn sức khỏe của mọi người, việc đặt ra giới hạn cho một số quyền con người là yêu cầu thiết yếu không thể phủ nhận, như quyền tự do đi lại, quyền giáo dục và có cả quyền riêng tư trên cơ sở vận dụng Khoản 2 Điều 4 và Khoản 4 Điều 15 của Hiến pháp năm 2013. Trong giới hạn nghiên cứu, bài viết tập trung phân tích những bất cập liên quan đến quyền riêng tư trong đại dịch Covid- 19, đánh giá thực trạng ý thức của người dân trong việc tôn trọng quyền riêng tư của các đối tượng liên quan, và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm cải cách pháp luật và nâng cao hiệu quả đảm bảo quyền. Mục tiêu cuối cùng là cung cấp những gợi ý thiết thực, giúp cân bằng giữa việc bảo vệ an toàn sức khỏe công cộng và quyền riêng tư của công dân trong những thời điểm khẩn cấp do dịch bệnh.

Continue reading