Tóm tắt:
Có thể thấy môi trường đang chịu nhiều áp lực lớn từ hoạt động phát triển kinh tế – xã hội, theo dòng thương mại quốc tế và tác động xuyên biên giới. Việc đưa một lượng lớn chất thải nguy hại (“CTNH”) vào môi trường nhưng vấn đề kiểm soát, quản lý chất thải còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi, nhiều khu vực đã bị ô nhiễm khá nghiêm trọng. Một loạt các vụ việc xả thải CTNH ra môi trường của các doanh nghiệp là sự cảnh tỉnh về công tác quản lý tại đầu nguồn thải và gần đây nhất là vụ việc đổ dầu thải vào đầu nguồn nước sông Đà mà Công ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà là chủ nguồn thải. Theo báo cáo của Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình, tối ngày 8, rạng sáng ngày 9/10, người dân địa phương phát hiện một xe tải 2,5 tấn bơm dầu thải đổ trộm ra khe núi sát Suối Trầm tại xã Phúc Minh và Phúc Tiến (huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình) – cách kênh dẫn nước của Nhà máy nước sạch sông Đà khoảng 800m. Váng dầu từ khe núi chảy vào suối và lan tới kênh dẫn nước của Nhà máy nước sạch Sông Đà (Viwasupco) tại Hòa Bình. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước sạch sinh hoạt của hàng trăm nghìn hộ dân tại Hà Nội. Từ thực tiễn vụ việc, chúng ta cần suy nghĩ về thực trạng an ninh nguồn nước nói riêng và môi trường nói chung. Số lượng các loại CTNH phát sinh và không được quản lý nghiêm ngặt chính là thách thức lớn lao, không dễ giải quyết khi hiện tại các quy đinh pháp luật về trách nhiệm chủ nguồn thải CTNH vẫn còn những bất cập. Điều này càng nan giải hơn khi Việt Nam đang bước vào tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, khi các hoạt động phát triển sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn và kéo theo số lượng khổng lồ các CTNH. Việc nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống và toàn diện các quy định pháp luật về trách nhiệm chủ nguồn thải CTNH từ đó đề ra những giải pháp cụ thể nhằm xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng của chúng là yêu cầu cấp thiết đối với BVMT và phát triển bền vững. Chính vì lý do này mà đề tài: “Vụ việc đổ dầu thải vào đầu nguồn nước sông Đà và trách nhiệm của chủ nguồn thải nguy hại” đã ra đời.
Nguồn: “Vụ việc đổ dầu thải vào đầu nguồn nước sông Đà và trách nhiệm của chủ nguồn thải nguy hại”
Trường Đại học Luật Hà Nội – Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học 2020
Trên đây là nội dung bài viết “Vụ việc đổ dầu thải vào đầu nguồn nước sông Đà và trách nhiệm của chủ nguồn thải nguy hại” mà LDM (Legal de Minimis) chia sẻ đến bạn đọc. LDM được thành lập vào năm 2021 với mục tiêu cống hiến cho công cuộc giáo dục pháp lý của nước nhà. Cùng đội ngũ những luật gia trẻ và tràn đầy nhiệt huyết, LDM nỗ lực từng ngày để trở thành người dẫn đường và đồng hành cùng các thế hệ sinh viên theo đuổi đam mê với nghề Luật. Chúng tôi tự hào là một trong những tổ chức tiên phong về giáo dục, định hướng, kết nối và xây dựng một diễn đàn về học và hành nghề Luật tại Việt Nam. Với phương châm “Cuộc hành trình vĩ đại nào cũng bắt đầu từ những bước chân nhỏ nhất”, LDM mong rằng sẽ góp phần tạo nên nhiều hành trình ý nghĩa cùng thế hệ luật sư hiện tại và tương lai.