Thực tế, hoạt động giám sát được phân tán cho nhiều cơ quan, tổ chức, dẫn đến tình trạng chồng chéo, thiếu hiệu quả. Thẩm quyền giám sát chưa được phân định rõ ràng, thủ tục giám sát còn rườm rà, đặc biệt là đối với Quốc hội. Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước bằng giám sát tối cao của Quốc hội còn nhiều bất cập. Chưa có cơ chế giám sát hoạt động của chính Quốc hội và tính hợp hiến của các văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành.
Để khắc phục những hạn chế trên, cần hoàn thiện cơ chế giám sát thực hiện Hiến pháp, đặc biệt là về BĐQCN. Việc thành lập một cơ chế tài phán xử lý các hành vi vi phạm Hiến pháp về BĐQCN là một yêu cầu cấp thiết.
Nguồn: “Cơ chế pháp lý giám sát thực hiện các quy định của Hiến pháp về bảo đảm quyền con người ở Việt Nam”
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Luận án Tiến sĩ