Tuy nhiên, trên thực tế, việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong các cuộc đình công vẫn gặp nhiều thách thức. Quá trình thương lượng có thể kéo dài và gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, trong khi các biện pháp chế tài đối với đình công bất hợp pháp chưa đủ mạnh để ngăn chặn. Để khắc phục, pháp luật lao động cần được sửa đổi, bổ sung các quy định rõ ràng hơn về quyền lợi của người sử dụng lao động trong tình huống đình công, đồng thời tăng cường các cơ chế bảo vệ tài sản và hoạt động kinh doanh trong các tình huống khẩn cấp.
Nguồn: “Bảo Đảm Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Sử Dụng Lao Động Trong Đình Công Theo Pháp Luật Lao Động Việt Nam Hiện Nay”
Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – Luận án Tiến sĩ
Tác giả: Trương Thị Thanh Trúc
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thúy Nga, TS. Lê Thị Thúy Hƣơng
Trên đây là nội dung bài viết “Bảo Đảm Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Sử Dụng Lao Động Trong Đình Công Theo Pháp Luật Lao Động Việt Nam Hiện Nay” mà LDM (Legal de Minimis) chia sẻ đến bạn đọc. LDM được thành lập vào năm 2021 với mục tiêu cống hiến cho công cuộc giáo dục pháp lý của nước nhà. Cùng đội ngũ những luật gia trẻ và tràn đầy nhiệt huyết, LDM nỗ lực từng ngày để trở thành người dẫn đường và đồng hành cùng các thế hệ sinh viên theo đuổi đam mê với nghề Luật. Chúng tôi tự hào là một trong những tổ chức tiên phong về giáo dục, định hướng, kết nối và xây dựng một diễn đàn về học và hành nghề Luật tại Việt Nam. Với phương châm “Cuộc hành trình vĩ đại nào cũng bắt đầu từ những bước chân nhỏ nhất”, LDM mong rằng sẽ góp phần tạo nên nhiều hành trình ý nghĩa cùng thế hệ luật sư hiện tại và tương lai.