Ba Loại Tư Duy Logic Trong Pháp Luật

Facebook
LinkedIn

👉 Trong quá trình học luật, mình đã dành nhiều thời gian để rèn luyện ba loại tư duy logic, mà đã giúp mình đạt được kết quả học tập tốt hơn rất nhiều, bao gồm: (1) tư duy logic khi đọc hiểu quy định pháp luật, (2) tư duy logic khi phân tích các chi tiết của một vụ việc cụ thể, và (3) tư duy logic khi áp dụng quy định vào vụ việc cụ thể. Mỗi loại đều có đặc điểm riêng biệt, đòi hỏi cách tiếp cận khác nhau, nhưng khi kết hợp, chúng tạo nên một hệ thống suy luận chặt chẽ, giúp giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp.

👍 Bài viết hôm nay, mình sẽ tập trung phân tích vào loại tư duy pháp luật thứ nhất – Tư duy logic khi áp dụng quy định pháp luật, và sẽ phân tích hai loại còn lại vào các bài viết sau.

👉 Quá trình tư duy logic này đòi hỏi một người phải nghiên cứu và phân tích các quy định pháp luật, tiền lệ pháp lý, và nguyên tắc chung cho việc áp dụng pháp luật, ý định lập pháp, bối cảnh ban hành, cách các điều khoản liên kết với nhau trong một hệ thống pháp luật, và cả thực tiễn áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền. Thành quả của quá trình tư duy logic này là cách hiểu và diễn giải đúng về một hoặc một số quy định pháp luật, và không dẫn đến việc mâu thuẫn với quy định khác, bất hợp lý và không thể áp dụng trong thực tế.

❓ Ví dụ: Một hợp đồng giữa hai pháp nhân Việt Nam thỏa thuận thanh toán bằng USD có vô hiệu không?

Điều 123 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 quy định: “Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.”

Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005 (sửa đổi, bổ sung) quy định: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

Đọc hiểu một cách logic, Điều 22 nêu trên là một điều cấm rõ ràng, tuy nhiên lại không phải là “của luật”, bởi Pháp lệnh là một văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) dưới luật trong hệ thống VBQPPL của Việt Nam (theo Điều 4, Luật Ban hành VBQPPL), và do vậy, việc vi phạm quy định tại Điều 22 không dẫn tới hệ quả là hợp đồng vô hiệu. Chưa kể BLDS năm 2015 thay đổi một cách có chủ đích từ “điều cấm của pháp luật” trong BLDS năm 2005 sang “điều cấm của luật”.

Dẫu vậy, trong thực tế áp dụng quy định pháp luật, cách diễn giải logic nêu trên vẫn không được áp dụng thống nhất bởi cơ quan tòa án trong giải quyết các vụ tranh chấp và vẫn có khả năng “điều cấm của luật” trong BLDS năm 2015 được giải thích rộng để bao hàm cả điều cấm của Pháp lệnh trong trường hợp nêu trên, và dẫn tới hệ quả là hợp đồng có thể bị vô hiệu (có thể là toàn bộ hoặc một phần, tùy tình tiết và giao dịch cụ thể).

Để lại phản hồi

Có phải bạn đang tìm: quyền con ngườihiến pháphợp đồng

Tuỳ chọn Lọc
Tìm kiếm theo Tiêu đề
Tìm kiếm trong nội dung
Chỉ tìm kết quả khớp hoàn toàn
Lọc theo chủ đề
Chọn toàn bộ
Bảo mật dữ liệu
Dịch vụ pháp lý
Luật nhà ở
Luật Tố tụng dân sư
Luật trọng tài thương mại
Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
Luật tố tụng hình sự
Luật thương mại
Luật sở hữu trí tuệ
Luật phá sản
Luật thuế
Luật hiến pháp
Luật lao động
Luật môi trường
Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật hình sự
Luật đất đai
Luật đầu tư
Luật đấu thầu
Luật doanh nghiệp
Luật Các tổ chức tín dụng
Luật cạnh tranh
Luật dân sự
Luật hành chính
Luật quốc tế
Khác

NỘI DUNG CHÍNH

Youtube - Clip chia sẻ