Một trong những vấn đề còn tồn tại đó là những quy định về nguyên tắc bình đẳng của đương sự trong TTDS. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập nêu trên thì có nhiều, trong đó có cả sự nhận thức và áp dụng không thống nhất về nguyên tắc bình đẳng của đương sự trong TTDS. BLTTDS năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2016 có tổng số 517 điều, chia thành 42 chương. So với BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung 350 điều; bổ sung mới 104 điều. Riêng Điều 8 của BLTTDS năm 2015 quy định nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự so với Điều 8 của BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 về cơ bản thì không có sự thay đổi lớn. Nếu không có những quy định, giải pháp đột phá nhằm khắc phục những bất cập và hạn chế của nguyên tắc này, rất có thể sẽ cản trở việc thực hiện các quy định tiến bộ của BLTTDS năm 2015 như “thực hiện mô hình tố tụng xét hỏi kết hợp4 với tranh tụng”; “khuyến khích việc giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải”; “Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ-việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”…v…v…
Fullscreen ModeNguồn: “Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam”
Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam – Luận án Tiến sĩ