Bởi lẽ, nếu áp dụng các quy tắc chung của pháp luật cạnh tranh để điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thì trong nhiều trường hợp sẽ không phù hợp với bản chất thương mại của hoạt động nhượng quyền thương mại, không đảm bảo được lợi ích chính đáng của các bên, từ đó số lượng thương vụ nhượng quyền sẽ ít và lợi ích của nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Ngược lại, nếu pháp luật điều chỉnh hoạt động này theo đúng bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại thì các chủ thể tham gia quan hệ sẽ gặp khó khăn trong việc tuân thủ theo những quy định thông thường của pháp luật cạnh tranh. Điều này sẽ tất yếu dẫn đến việc nhà nước (đặc biệt là các cơ quan quản lý về cạnh tranh và thương mại) sẽ cảm thấy “bất lực” trong việc điều hòa lợi ích cạnh tranh và lợi ích kinh tế mà hoạt động nhượng quyền thương mại mang lại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại là cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, thông qua đó, đề xuất những giải pháp vừa để nâng cao thái độ tuân thủ pháp luật cạnh tranh của các chủ thể tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại, vừa đảm bảo hoạt động nhượng quyền được phát triển và phát huy được lợi thế theo đúng bản chất vốn có của nó.
Fullscreen ModeNguồn: “Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay”
Trường Đại học Luật Hà Nội – Luận án Tiến sĩ